25/9/14

NGƯỜI ĐÀN BÀ THỨ HAI

Mẹ đừng buồn khi anh ấy yêu con
Bởi trước con anh ấy là của mẹ
Anh ấy có thể yêu con một thời trai trẻ
Nhưng suốt đời anh ấy yêu mẹ, mẹ ơi!

Mẹ đã sinh ra anh ấy ở trên đời
Hình bóng mẹ lắng vào tim anh ấy
Dẫu bây giờ con được yêu đến vậy
Con cũng chỉ là người đàn bà thứ hai 

Mẹ đừng buồn những hoàng hôn, những ban mai
Anh ấy có thể nhớ con hơn nhớ mẹ
Nhưng con chỉ là một cơn gió nhẹ
Mẹ luôn là bến bờ thương nhớ của đời anh 

Con chỉ là một cơn mưa mong manh
Những người đàn bà khác có thể thay thế con trong tim anh ấy
Nhưng có một tình yêu trọn đời âm ỉ cháy
Anh ấy chỉ dành riêng cho mẹ mà thôi 

Anh ấy có thể sống với con suốt đời
Nhưng có thể chia tay ngay ngày mai, có thể
Nhưng anh ấy suốt đời yêu mẹ
Dù thế nào con cũng chỉ là người thứ hai.
                                           --- XUÂN QUỲNH ---

22/8/14

PHÓNG VIÊN - NÓNG ĐIÊN

Mình chán các phóng viên khi dùng ngôn từ trong quá trình đưa tin kiểu như: đắng lòng, sốc, tâm thư, ...khi đưa tin về các vấn đề trong cuộc sống và mình còn cảm giác nản hơn khi phóng viên viết bài thường xuyên mắc lỗi chính tả, lỗi dùng câu đẩy người đọc hiểu các vấn đề khác đi so với bản chất vấn đề mà đơn cử như một số phóng viên dùng từ kiểu như "Cô gái Hà thành với phong cách ăn mặc gây "náo loạn" đường phố"  hay như "Truy tìm gái xinh, trai đẹp Hà thành xù tiền khách sạn". Làm sao phóng viên biết đó là người Hà thành hay chỉ là người ở những nơi khác đến Hà Nội, đi xe biển Hà Nội mà phóng viên đã quy chụp là người Hà Nội? Mặc dù mình quen cũng khá nhiều người làm báo nhưng mình thấy ít nhất họ còn có tâm với nghề, có tâm của một con người chân chính chứ không phải dạng phóng viên nửa mùa, viết câu còn sai về nội dung cũng như hình thức mà lúc nào cũng lu loa lên rằng sốc, độc, đắng lòng, ... Đôi khi mình thấy chính họ, các phóng viên không biết viết báo, viết bài bằng mọi giá đã góp phần làm văn hóa, tư duy của con người Việt Nam, của xã hội đi xuống một cách thảm hại. Chợt mình mỉm cười, phẩy tay: Xã hội mà :(

21/2/14

BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA ĐAU XƯƠNG KHỚP MÙA LẠNH

Giai đoạn chuyển mùa Thu - Đông và Đông – Xuân, đặc biệt là vào thời tiết lạnh, các gân cơ thường bị co rút gây nên các chứng vẹo cổ cấp do lạnh, vận động khớp khó khăn khiến bệnh nhân dễ ngã, thậm chí có thể gây nên gãy xương. Chúng ta có thể phòng chống, giảm bệnh xương khớp bằng chế độ sinh hoạt hợp lý và một số bài thuốc dân gian.

Một số bệnh nhân bị gút cũng thường hay bị tái phát các đợt viêm khớp cấp trong thời tiết lạnh do axit uric trong máu bị kết tủa lắng đọng vào khớp gây viêm.

Đặc biệt người già, các chức năng hoạt động cơ thể bị suy yếu, làm cho khí huyết cũng giảm sút không nuôi dưỡng được cân mạch gây nên tình trạng thoái hóa khớp xương và gây nên đau.

Hay gặp nhất là các trường hợp sáng thức dậy bị cứng khớp cổ tay, chân và bàn tay, khiến người bệnh phải làm các động tác như gấp, xoay cổ tay... một hồi mới giảm bớt cảm giác cứng khớp.

Dân gian cổ phương có một số bài thuốc sau từ cây nhà lá vườn rất phù hợp với người bị bệnh xương khớp:

1. Ngải cứu trắng nướng nóng: Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối vào rồi đổ nước nóng lên, sau đó đắp vào khớp.

Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cơn đau giảm đi, khớp bớt sưng hơn.

Còn với người có nguy cơ cao bị đau khớp (người lớn tuổi, người béo phì…) có thể dùng bài thuốc này chườm lên khớp hằng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh.

2. Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng: Mỗi ngày, tốt nhất ngâm chân một lần vào thời gian thuận lợi, ngâm từ 15-30 phút.

Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân.

Ngâm chân bằng nước ấm hằng ngày vào buổi tối không chỉ có lợi cho chân mà còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân.

3. Dùng một ít đu đủ, mễ nhân sống 30g: Hai thứ rửa sạch cho vào nồi nhỏ, đổ vào một chén nước, để nhỏ lửa nấu cho tới khi thấy mễ nhân chín mềm thì cho vào một ít đường trắng. Dùng một thời gian dài sẽ thấy bớt hẳn chứng đau lưng.


4. Dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh: 5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày.

Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.

5. Dùng cỏ trinh nữ chữa thấp khớp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại: Rễ trinh nữ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm (20-30g) sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Nếu dược liệu nhiều có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu để dùng dần.

6. Dùng mật ong và bột quế chữa viêm khớp mãn tính: Bạn có thể uống một cốc nước nóng với hai thìa mật ong và một muỗng nhỏ bột quế hai lần mỗi ngày.

Nếu uống thường xuyên, thậm chí cả viêm khớp mãn tính cũng có thể được chữa khỏi.
Nguồn http://beta2.nhipsongthoidai.com.vn/song-sach/bai-thuoc-dan-gian-chua-dau-xuong-khop-mua-lanh-20140220155423798.htm

30/12/13

THUỐC CHỮA THOÁI HÓA CỘT SỐNG

Theo quy luật người đến tuổi 49 thường bị đau răng, thoái hóa cột sống, tùy theo di truyền và sức khỏe của cá thể mà căn bệnh này tác họa.
Có người 80 tuổi cột sống vẫn tốt.
Có người chưa qua 49 tuổi đã đau cột sống, dẫn đến tê chân tay.

Bài thuốc chữa đau cột sống bí truyền mà thật đơn giản và hiệu quả ( nay tôi đã lộ bí cho nhiều bạn bằng mồn, nhiều người khỏi bệnh) hơn các loại thuốc quảng cáo ăn tiền ghê, mà bệnh vẫn hoàn bệnh, như: … toái vương, cao dán, …

Cách tự chế: Chọn ngày nắng đẹp, khi pha chế quay mặt về hướng Đông thực hiện thì thuốc có hiệu nghiệm hơn.

Nguyên liệu:
1/ Vôi tôi được lọc bỏ sạn: Lượng 3 phần 4.
2/ Mật ong loại tốt: Lượng 1 phần 4.

Thực hiện:
Vôi đựng trong lọ thủy tinh hoặc nhựa dành cho y tế, đổ mật ong vào lọ đựng vôi, sẽ xảy ra phản ứng làm bình nóng, khoảng 15 phút, dùng đũa tre khuấy đều, bình nguội nắp kín để nơi mát.

Sử dụng:
1/ Nơi cột sống đau được lau sạch bàng nước ấm.
2/ Lọ thuốc dốc ngược lắc thật kỹ, nếu để lâu dùng đũa tre khuấy đều.
3/ Người khác giới bôi dung dịch trên vào nơi xương đau ba lần, xoa nhẹ khoảng 30 lần khi thấy dính tay, dùng giấy mền như giấy bản dán kín nơi đã bôi dung dịch – không được bôi nhiều dung dịch trên, vì bôi quá dầy da có thể bị phồng rộp.
4/ Ngày bôi 1 đến 2 lần, từ 19 – 21 giờ là tốt nhất, đàn ông bôi một đợt là 9 ngày, đàn bà bôi một đợt là 7 ngày.
Nhân một ngày vào blog của Nguyễn Công Kha - Trà Phương, mạn phép tác giả post lên đây kèm theo đường link gốc, coi như một giới thiệu đến bạn đọc một bài viết thú vị, một kinh nghiệm dân gian và thay mặt người đọc cảm ơn đến tác giả Nguyễn Công Kha
Nguồn http://khatraphuong.blogspot.com/2013/12/thuoc-chua-thoai-hoa-cot-song.html